Table of contents
No headings in the article.
Thiết kế đồ họa in ấn là một bộ phận không thể thiếu trong lĩnh vực truyền thông – Quảng cáo. Do đó, nó là một ngành nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo học. Nhằm giúp việc học tập được dễ dàng chúng tôi đã tổng hợp các kiến thức cơ bản về ngành học này. Hy vọng nó sẽ là cẩm nang của bạn trong quá trình học đồ họa in ấn.
1. Ngành thiết kế đồ họa in ấn là gì?
Nằm trong lộ trình học thiết kế đồ họa, thiết kế đồ họa in ấn là lĩnh vực thiết kế các sản phẩm đồ họa bằng việc tạo ra các hình ảnh có yếu tố thẩm mỹ, truyền tải một nội dung thông điệp nào đó và sản phẩm thiết kế được in ra trên các vật liệu như giấy, gốm sứ, kim loại, bìa cứng, nhựa…Không phải dạng trình bày trên nền tảng kỹ thuật số như các ngành học thiết kế sản phẩm đồ họa thông thường.
Và với ngành này người học cũng có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn, nhất là khi nhu cầu thiết kế bao bì sản phẩm của các công ty, doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Không chỉ thế, người học cũng dễ dàng xin được công việc tại các công ty in ấn, các tòa soạn báo, các nhà xuất bản…
2. Các kiến thức cần thiết để học thiết kế chuyên nghiệp
2.1. Về kích thước in ấn Ngay tên gọi của ngành học đã thể hiện rõ ngành này hướng về nội dung học tập gì? Do đó, người học cần phải có được kiến thức quan trọng về quá trình in ấn. Trong đó có yếu tố kích thước in ấn. Đây là một yếu tố rất quan trọng, giúp các hình ảnh đồ họa do bạn sáng tạo ra được hiển thị rõ ràng và đạt chất lượng tốt nhất. Các kích thước in ấn thường dưới dạng khổ giấy A1, A3, A4, A5 hay Standee, Brochure…Mỗi sản phẩm đồ họa khi được thiết kế sẽ tương ứng với một kích thước nhất định. Nếu chọn sai kích thước sẽ khiến cho các đường nét trong hình ảnh thiết kế bị phá vỡ và làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng sau khi in ấn.
2.2. Về hệ màu hiển thị
Khi học về ngành thiết kế các sản phẩm đồ họa phục vụ in ấn thì bạn sẽ được học và phải nắm vững về hệ màu hiển thị. Đây sẽ là chìa khóa giúp cho sản phẩm của bạn sau khi in ấn trở nên đẹp mắt, thu hút người xem. Có 02 hệ màu hiển thị phổ biến, gồm hệ màu CMYK và hệ màu RGB.
Trong đó, hệ màu CMYK hay còn gọi là hệ màu trừ. Hệ màu này được tạo ra từ sự kết hợp của 4 màu cơ bản là màu đen (đây là màu chủ yếu), màu vàng, màu xanh, màu hồng. Hệ màu CMYK hay được các Designer sử dụng khi thiết kế name card, poster, catalogue, brochure, sách hoặc tạp chí,… Hệ màu RGB là sự kết hợp giữa ba màu cơ bản gồm màu xanh lá, màu xanh dương và màu đỏ. Hệ màu RGB thường được sử dụng để thiết kế đối với các thiết bị điện tử. Hệ màu chuyên được dùng cho thiết kế các sản phẩm in ấn đó là hệ màu CMYK. Do đó, bạn cần nắm vững cách kết hợp màu và điều chỉnh hệ màu ngay từ khi thực tập thiết kế sản phẩm in ấn. Để tránh trường hợp màu thiết kế và màu sản phẩm sau khi được in ra lại không giống nhau. Những kiến thức này, các bạn đều sẽ được giảng dạy tại VnSkills Academy qua các khóa học thiết kế đồ họa ngắn hạn uy tín nên không có gì phải lo lắng đâu nè.
2.3. Về độ phân giải
Để thiết kế thành công các sản phẩm đồ họa dùng cho việc in ấn thì cần phải nắm chắc các thông số cần thiết về độ phân giải của hình ảnh thiết kế. Sao cho độ phân giải phù hợp với kích thước của ấn phẩm. Nếu độ phân giải không phù hợp thì sẽ làm hình ảnh in ra bị vỡ hình và kém chất lượng. Độ phân giải tối thiểu được sử dụng trong in ấn thường là 300dpi.
2.4. Về định dạng tệp in
Các loại sản phẩm đồ họa được thiết kế ra dùng để in ấn được định dạng theo các kiểu khác nhau như: JPG / JPEG, PDF, EPS, PNG, TIFF. Dựa vào các loại định dạng để có thể in ra những sản phẩm có chất lượng khác nhau.
Trong đó, JPG / JPEG là loại định dạng tệp được lưu bằng phương pháp nén dữ liệu, có sự cân bằng giữa kích thước với chất lượng hình ảnh. Còn PDF lại là một định dạng giữ nguyên hình ảnh gốc dù mở ở bất cứ phần mềm nào. EPS là kiểu định dạng có thể phóng to, thu nhỏ hình ảnh dễ dàng. PNG là loại định dạng mang lại chất lượng hình ảnh cao và hỗ trợ kiểu nền trong suốt. TIFF là loại định dạng hình ảnh có chất lượng cao và kích thước lớn, sử dụng nhiều nhất trong việc in ấn.
2.5. Về font chữ
Trong quá trình thiết kế các sản phẩm đồ họa in ấn thì việc sai sót do nhảy font chữ hoặc hiển thị không hết các nội dung thiết kế thường xuyên xảy ra. Do đó, để tránh những sai lầm không đáng có này, cần đưa font chữ về dạng outline và kiểm tra kỹ càng các chữ có trong thiết kế trước khi in. Dựa vào bài viết trên cho thấy, để học thiết kế đồ họa in ấn bạn cần phải nắm được những kiến thức cơ bản về ngành học. Đây chính là nền tảng để bạn có thể trở thành một Designer chuyên nghiệp trong tương lai. Đăng ký các khóa học thiết kế đồ họa tại VnSkills Academy ngay hôm nay để có thể chạm đến ước mơ của mình một cách nhanh chóng nhất nào.